Thời hạn visa Việt Nam theo quy định của Luật xuất nhập cảnh mới nhất
Trừ các quốc gia được miễn thị thực theo quy định của pháp luật, khi nhập cảnh vào Việt Nam người nước ngoài bắt buộc phải có visa (thị thực) nhập cảnh Việt Nam. Với mỗi mục đích nhập cảnh sẽ có một loại visa tương ứng. Vậy thời hạn visa Việt Nam theo từng loại mục đích sẽ có giá trị đến thời điểm nào? Hãy cùng Nhị Gia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Visa nhập cảnh Việt Nam là gì?
Visa (thị thực) nhập cảnh Việt Nam là giấy tờ do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời gian quy định.
Cơ quan có thẩm quyền cấp visa Việt Nam:
+ Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
+ Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Visa nhập cảnh Việt Nam được cấp dưới một trong các hình thức sau:
+ Visa dạng tem dán trên hộ chiếu.
+ Visa dạng cấp rời.
+ Visa điện tử (Evisa).
Mẫu visa Việt Nam diện thăm thân
Thời hạn visa Việt Nam theo quy định của Cục xuất nhập cảnh
Quy định mới của Luật 51/2019/QH14 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 thì visa Việt Nam (visa dạng tem dán trên hộ chiếu và visa dạng cấp rời) hiện nay được phân loại với thời hạn tương ứng như sau:
1. Thời hạn visa Việt Nam tối đa 5 năm
ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 5 năm.
LS: Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 5 năm.
2. Thời hạn visa Việt Nam tối đa 2 năm
LĐ1, LĐ2: Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 2 năm.
3. Thời hạn tối đa 12 tháng dành cho các loại visa như
LV1, LV2: Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương. Có thời hạn không quá 12 tháng.
NG1, NG2, NG3, NG4: Cấp cho khách mời, thành viên hoặc người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao. Có thời hạn không quá 12 tháng.
DN1, DN2: Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam. Có thời hạn không quá 12 tháng.
NN1, NN2, NN3: Cấp cho người làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của các tổ chức và thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 12 tháng.
DH: Cấp cho người vào học tập, thực tập. Có thời hạn không quá 12 tháng.
PV1, PV2: Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 12 tháng.
TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. Có thời hạn không quá 12 tháng.
4. Visa Việt Nam thời hạn tối đa 6 tháng
VR: Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác. Có thời hạn không quá 6 tháng.
5. Visa Việt Nam thời hạn tối đa 3 tháng
HN: Cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 3 tháng.
DL: Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Có thời hạn không quá 3 tháng.
6. Thời hạn tối đa 1 tháng dành cho loại SQ
SQ: Cấp cho các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Luật số: 47/2014/QH13 về Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Có thời hạn không quá 30 ngày.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thời hạn visa Việt Nam. Quý khách muốn tìm hiểu thêm dịch vụ visa Việt Nam, thẻ tạm trú hay giấy phép lao động cho người nước ngoài, vui lòng liên hệ với Công ty Nhị Gia – Visa Châu Á chúng tôi qua hotline 1900 6654 – 0906 736 788.